Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh viêm họng được phân phối rộng rãi, phục vụ nhu cầu điều trị của người bệnh. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại thuốc phù hợp không thể tùy tiện mà cần dựa trên sự thăm khám và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Giải đáp viêm họng cấp có cần dùng thuốc kháng sinh không?

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất khi bị viêm họng cấp là: có nên sử dụng thuốc kháng sinh hay không? Câu trả lời không đơn giản là “có” hoặc “không”, mà phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Theo các chuyên gia tai mũi họng, chỉ khi viêm họng cấp do vi khuẩn gây ra thì mới cần thiết sử dụng thuốc kháng sinh viêm họng. Việc dùng kháng sinh trong trường hợp này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa biến chứng và rút ngắn thời gian hồi phục.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy phần lớn các trường hợp viêm họng cấp là do virus – khi đó, thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng và thậm chí có thể gây hại nếu lạm dụng. Trong tình huống này, việc điều trị sẽ tập trung vào việc giảm triệu chứng và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Các loại thuốc kháng sinh viêm họng cấp thường được bác sĩ chỉ định

Khi đối mặt với tình trạng viêm họng cấp, đặc biệt là do vi khuẩn gây ra kèm theo sốt, người bệnh thường sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh viêm họng để kiểm soát nhiễm trùng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Một trong những lựa chọn phổ biến là Rovamycin, tuy nhiên loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) và không có khả năng phòng ngừa thấp tim – biến chứng thường gặp khi bệnh tiến triển nặng.
Do đó, Rovamycin thường được thay thế bằng các nhóm thuốc kháng sinh viêm họng hiệu quả và an toàn hơn như:
- Nhóm beta-lactamin: Amoxicillin là lựa chọn phổ biến, thường được kết hợp với acid clavulanic, cephalexin hoặc ceftriaxone để tăng hiệu lực kháng khuẩn.
- Nhóm macrolid: Bao gồm các kháng sinh như erythromycin, clarithromycin và azithromycin – phù hợp cho người bị dị ứng với penicillin.
Các loại thuốc này có thể được sử dụng dưới dạng uống hoặc tiêm, tùy theo tình trạng sức khỏe và chỉ định từ bác sĩ. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 7–10 ngày, đủ để kháng sinh phát huy hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn – đặc biệt là liên cầu tan huyết nhóm A, nguyên nhân chính gây ra các biến chứng như viêm cầu thận, thấp tim hay viêm khớp.
Những điều cần lưu ý trước khi sử dụng thuốc kháng sinh viêm họng

Việc trang bị kiến thức cơ bản sẽ giúp người bệnh đưa ra quyết định đúng đắn, hạn chế tối đa rủi ro không mong muốn trong quá trình điều trị bằng thuốc kháng sinh viêm họng.
Trường hợp cần dùng thuốc
Thuốc kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi nguyên nhân gây viêm họng là do vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn liên cầu nhóm A (Streptococcus pyogenes). Trong những trường hợp này, kháng sinh sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, áp xe thành họng hoặc viêm amidan mủ.
Không một phương pháp điều trị dân gian nào có thể thay thế hoàn toàn vai trò của kháng sinh trong những ca nhiễm khuẩn nghiêm trọng này. Vì thế, người bệnh cần đi khám và thực hiện xét nghiệm cần thiết (như test nhanh liên cầu khuẩn) để xác định rõ nguyên nhân trước khi quyết định dùng thuốc kháng sinh viêm họng.
Tác dụng phụ tiềm ẩn khi lạm dụng thuốc kháng sinh viêm họng
Không thể phủ nhận rằng thuốc kháng sinh viêm họng là một giải pháp hữu hiệu trong việc điều trị nhanh chóng các ca viêm họng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng sai cách hoặc lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể dẫn đến hàng loạt hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.
- Tăng nguy cơ kháng thuốc: Khi kháng sinh bị lạm dụng, vi khuẩn có thể “học cách” đề kháng lại thuốc. Điều này khiến việc điều trị về sau trở nên kém hiệu quả, thậm chí là vô tác dụng.
- Ảnh hưởng tiêu hóa: Một số người dùng sẽ gặp các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, do kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột.
- Suy yếu hệ miễn dịch: Việc sử dụng kháng sinh quá liều hoặc kéo dài làm hệ miễn dịch bị ức chế, khiến cơ thể khó chống chọi với các tác nhân gây bệnh khác.
- Tác động đến thai nhi: Với phụ nữ mang thai, việc tự ý dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm họng có thể gây dị tật thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển tim mạch, thần kinh, hệ xương và cơ bắp của em bé.
Không tự chuẩn đoán và tự ý dùng thuốc kháng sinh
Một sai lầm lớn mà nhiều người mắc phải là tự “bắt bệnh” và mua thuốc theo cảm tính, hoặc theo lời khuyên từ người quen. Việc dùng thuốc kháng sinh viêm họng chỉ nên tiến hành khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Nếu đã được bác sĩ kê toa, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ liều lượng, thời gian và cách dùng thuốc. Việc tự ý ngừng thuốc kháng sinh khi thấy đỡ, hoặc uống thiếu liều vì “quên” là nguyên nhân khiến vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, dễ tái phát và gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn.
Lời kết
Việc lựa chọn thuốc kháng sinh viêm họng để điều trị viêm họng cấp là một trong những hướng đi phổ biến nhờ khả năng cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Nhiều người bệnh cảm nhận được sự thuyên giảm rõ rệt chỉ sau vài ngày sử dụng, đặc biệt khi nguyên nhân gây viêm là do vi khuẩn. Theo dõi Kiến thức y khoa để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.